Liveshow Về Kinh Bắc

Liveshow Về Kinh Bắc

Thời gian: 2024-05-18

Hà Nội - Số 51 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hội chợ & Triển lãm

20:00 – 21:30, thứ Bảy 18/05/2024
Rạp Hồng Hà
Số 51 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang mang tính đương đại vào âm nhạc dân gian trong buổi diễn “Về Kinh Bắc”

“Về Kinh Bắc” do nghệ sĩ Ngô Hồng Quang làm tổng đạo diễn và sản xuất, nhóm nhạc Thiên Thanh biểu diễn , trong đó chất liệu dân gian sẽ được biến tấu không chỉ về mặt hoà âm mà còn khai thác các thể loại nhịp điệu khác nhau, tạo nên không gian âm nhạc tươi mới, trẻ trung, đa sắc, phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc đương đại.

Sinh ra từ miền quê Bắc bộ, nhạc sĩ Ngô Hồng Quang luôn trân quý và dành tình cảm đặc biệt cho những nhạc cụ dân tộc mộc mạc và các làn điệu dân ca. Với mong muốn lan toả những âm sắc ngũ cung Quan họ và phát triển tác phẩm theo hướng hiện đại, dự án “Về Kinh Bắc” được hình thành với hình thức trình diễn hoà tấu có giọng hát theo một lối hoà âm mới mẻ, đặt vai trò trình tấu của các nhạc cụ lên một tầm cao mới; đề cao vai trò độc tấu, tính ngẫu hứng và sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ biểu diễn.

“Về Kinh Bắc” sẽ được trình diễn bởi nhóm nhạc Thiên Thanh gồm 9 thành viên chính với các nhạc cụ dân tộc quen thuộc như: Đàn Bầu, Đàn Nhị, Sáo Trúc, Tiêu, Đàn Nguyệt, Đàn Tam Thập Lục, Đàn Tranh và Bộ Gõ dân tộc không định âm. Ngoài ra 9 thành viên chính, chương trình c n có thêm 2 khách mời: Beatboxer / Nghệ sĩ truyền thông mới Trung Bảo và Nghệ sĩ Cello người Mỹ Bryan Charles Wilson. Họ sẽ tham gia vào phần trình diễn của nhóm nhằm tạo cầu nối văn hoá âm nhạc và sự hứng thú đối với người nghe. Các nhạc khí và sự tương tác này sẽ hoà quyện để tạo nên không gian âm nhạc Việt đầy tính bản địa, sáng tạo, và giao thoa quốc tế. Nhóm nhạc Thiên Thanh do nghệ sĩ Ngô Hồng Quang thành lập vào năm 2024.

Mười hai tác phẩm sẽ được trình diễn trong show Kinh Bắc:
01. Trẩy Hội (Hoà tấu Trống)
02. Cây Trúc Xinh (Hòa tấu)
03. Con Duyên (Hòa tấu và hát)
04. Lúng Liếng (Hòa tấu)
05. Quyết Chí Tu Thân (Hát Xẩm)
06. Se Chỉ Luồn Kim (Hòa Tấu)
07. Tình Mẹ (Hát Văn)
08. Ngồi Tựa Mạn Thuyền (Hòa tấu và hát)
09. Mục Hạ Vô Nhân (Hát Xẩm)
10. Bèo Dạt Mây Trôi (Hòa tấu cùng Cello)
11. Thường Xuân (Hòa Tấu)
12. Trống Cơm (Hát và hòa tấu)

Trong đó 7 tác phẩm thuộc về dân ca Quan họ Bắc Ninh, 2 tác phẩm nhạc Xẩm, 1 làn điệu hát Văn và 2 tác phẩm mới của nhạc sĩ Ngô Hồng Quang. Các tác phẩm này đều được Ngô Hồng Quang phối âm lại theo hình thức diễn tấu mới; đề cao tính diễn xướng, hoà tấu có nhịp điệu và ngẫu hứng của các nhạc cụ với tinh thần gìn giữ những nét tinh túy nhất của âm nhạc truyền thống đồng bằng Bắc bộ.

Với không gian diễn xướng âm nhạc này, người yêu nhạc trong và ngoài nước sẽ được thưởng thức và trải nghiệm văn hoá âm nhạc Việt Nam với những cung bậc cảm xúc khác nhau. “Về Kinh Bắc” không chỉ đưa người nghe về với miền ký ức đậm chất văn hoá Việt để họ thêm yêu âm nhạc truyền thống mà còn kích thích sự quan tâm, tìm hiểu những không gian văn hoá đương đại của Việt Nam.

Tư duy âm nhạc mới xuyên suốt trong các tác phẩm sẽ trình diễn của “Về Kinh Bắc” là đề cao tính nhịp điệu, hoà âm, cách tổ chức âm thanh của các nhạc cụ hài hoà, đủ biên độ âm sắc và luôn có sự đa dạng về trạng thái âm nhạc trong một tác phẩm. Điều này sẽ làm đẹp hơn và tăng tính hấp dẫn cho các làn điệu dân ca.

Tổng đạo diễn, âm nhạc: Nghệ sĩ / Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang
Trợ lý đạo diễn và sản xuất: Tiến Trung
Đạo diễn sân khấu: Hà Nguyên Long
Hoạ sĩ: Thu Trần
Thiết kế đồ hoạ: Lê Huy
Đạo diễn âm thanh: Vũ Văn Hy Vy (Công ty cổ phần điện tử LTH Việt Nam)
Đạo diễn ánh sáng: Trần Ngọc Dũng
Quay phim: Bibi Media
Thiết kế thời trang: Phạm Trần Thu Hằng Truyền thông: Quân Lê

Hành trình cùng âm nhạc dân gian của Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang

Xuất thân trong một gia đình có ông nội là người chơi Đàn Nhị nên những âm thanh dân tộc đã chảy trong tâm hồn nghệ sĩ Ngô Hồng Quang ngay từ những ngày còn thơ. Tình yêu mãnh liệt đó tiếp tục được nuôi dưỡng trong suốt 11 năm học âm nhạc truyền thống tại Nhạc viện Hà Nội, nơi anh có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại hình âm nhạc dân gian khác nhau của Việt Nam cũng như đa dạng văn hóa âm nhạc trên thế giới. Đó là những nền tảng quan trọng đưa anh đến với con đường quảng bá âm nhạc dân tộc của Việt Nam ra quốc tế.

Sau 4 năm du học tại Nhạc viện Amsterdam và Nhạc viện Hoàng Gia Den Haag – Hà Lan, Ngô Hồng Quang đã tốt nghiệp xuất sắc. Nghệ sĩ đã chọn cho mình con đường sáng tác và biểu diễn độc lập, chu du khắp các nước trên thế giới, mang văn hóa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới và đến với môi trường nghệ thuật đương đại. Sự đa dạng về tài năng của Ngô Hồng Quang được thể hiện qua giọng hát cũng như thể hiện các nhạc cụ diễn tấu đơn âm, đa âm như Đàn Nhị, Đàn Bầu, Đàn K’ny, Đàn Môi, Đàn Tính…

Mười năm trước, chặng đường nghệ thuật của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang đa phần chỉ có những người bạn đồng hành tuổi tứ tuần, trung niên. Nhưng giờ đây, niềm đam mê và nỗ lực của anh đã bắt đầu đến được với nhiều người nghe hơn, đa dạng lứa tuổi hơn và không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia. Đó là một tín hiệu đáng mừng, bởi giờ đây những tâm tư tình cảm, sự sáng tạo của anh có cơ hội được đến với thế hệ mới, đóng góp vào âm nhạc và văn hóa Việt Nam, tạo ra một môi trường âm nhạc đương đại giàu căn tính Việt cho tương lai.

“Trong quá trình học tập và làm việc tại các nước Châu Âu, tôi thấy mình đã có ích, đóng góp được phần nào công sức của mình trong việc quảng bá hình ảnh văn hóa đất nước thông qua âm nhạc. Điều này thực sự là đáng làm, và tôi luôn mong muốn mở rộng những hướng đi tới thế hệ kế tiếp, đặc biệt là những bạn trẻ cũng đang theo đuổi con đường mà tôi đi”, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang chia sẻ.

Có thể nói, Ngô Hồng Quang là một biểu hiện của “người nghệ sĩ truyền thống thời nay”, trong đó tụ hội đầy đủ kỹ thuật điêu luyện, nỗ lực học hỏi, truyền đạt những giá trị truyền thống của đất nước nơi anh sinh ra. Anh đã và đang làm việc, sáng tác và biểu diễn tại cả Việt Nam và quốc tế trong nhiều năm vừa qua, không ngừng truyền bá vẻ đẹp của âm nhạc truyền thống Việt Nam đến những lớp khán giả thưởng thức âm nhạc đa dạng tại gần 100 quốc gia.

Phần lớn các buổi diễn có sự tham gia của Ngô Hồng Quang được tổ chức trong các nhà hát. Bên cạnh đó, anh c n tham gia rất nhiều lễ hội âm nhạc và các tọa đàm để chia sẻ về Văn hoá âm nhạc Việt Nam. Những chương trình mang tính văn hoá và nghệ thuật này thường được khán giả quốc tế hưởng ứng và đón nhận nồng nhiệt bởi tinh thần kết nối văn hoá, góp phần làm đẹp hình ảnh quốc gia Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Nhóm nhạc Thiên Thanh và nỗ lực phát triển nền âm nhạc dân gian của Ngô Hồng Quang

Sau một thời gian dài hoạt động nghệ thuật tại Hà Lan, cuối năm 2023, Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang đã trở về Hà Nội để trải nghiệm thêm về đời sống âm nhạc tại quê hương. Anh nhận ra sự thiếu thốn về môi trường cho các nghệ sĩ nhạc dân tộc theo hướng hiện đại hoạt động, sáng tác và biểu diễn. Với tinh thần chia sẻ và trao truyền lại kinh nghiệm sau bao năm tích lũy của mình, anh nảy ra ý tưởng đã thành lập một ban nhạc dân tộc bao gồm các bạn trẻ đang là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp để góp phần thúc đẩy môi trường âm nhạc dân tộc mới.

Vậy là nhóm nhạc Thiên Thanh được thành lập, với nguyện vọng nâng tầm giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam bằng hơi thở và ngôn ngữ âm nhạc đương đại. Trong suốt quá trình lao động nghệ thuật và gìn giữ văn hoá âm nhạc cổ truyền, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang luôn nung nấu và nuôi dưỡng tình yêu chân thành với nền âm nhạc Việt Nam thông qua sự sáng tạo cũng như biểu diễn các nhạc cụ và tác phẩm âm nhạc dân tộc theo cách riêng biệt của mình. Thiên Thanh là những âm sắc thanh cao mang đậm ngôn ngữ văn hoá âm nhạc Việt, biểu hiện của sự trong xanh tươi trẻ, đầy sức sống của một nhóm các nghệ sĩ yêu mến văn hoá mà nghệ sĩ Ngô Hồng Quang muốn gửi gắm tới khán giả.

Với tinh thần yêu cái đẹp, cởi mở trong sáng tạo, tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, ngôn ngữ âm nhạc xuyên suốt của nhóm sẽ là sự kết hợp các yếu tố âm nhạc truyền thống với hiện đại; trình diễn các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và các tác phẩm âm nhạc dân gian cũng như những sáng tác mới có sử dụng chất liệu cũ theo lối đương đại và quốc tế. Tuỳ theo nội dung dự án âm nhạc mà các hình thức biểu diễn của nhóm khác nhau và thay đổi về các loại nhạc cụ trình diễn. Có thể có những tác phẩm nước ngoài chơi bằng nhạc cụ dân tộc hoặc những phần trình diễn sử dụng nhạc cụ phương Tây tạo sự cộng hưởng và giao thoa văn hoá, âm nhạc với các nước trên thế giới, nhưng vẫn mang đậm yếu tố âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Đề cao tính nhịp điệu trong âm nhạc truyền thống, mỗi tác phẩm được nghệ sĩ Ngô Hồng Quang phối khí lại hoặc sáng tác mới sử dụng chất liệu dân gian sẽ được biến tấu không chỉ về mặt hoà âm mà còn khai thác các thể loại nhịp điệu khác nhau, tạo nên không gian âm nhạc tươi mới, trẻ trung, đa sắc, phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc đương đại.

Thông tin về nhóm nhạc Thiên Thanh
1. Nguyễn Mai Ngọc (Tam Thập Lục)
– Đại Học Văn Hoá Nghệ Thuật Quân ĐộI; Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam
– Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống, Chuyên ngành: Đàn Tam Thập Lục
– Hiện đang giảng dạy và biểu diễn trong các chương trình giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các nước.
2. Đàm Thái Hà (Tỳ Bà)
– Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
– Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống, Chuyên ngành: Đàn Tỳ Ba
– Hiện là diễn viên nhạc tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam
3. Nguyễn Đình Đức (Đàn Nhị)
– Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam Khoa: Âm Nhạc Truyền Thống, Chuyên ngành: Đàn Nhị
– Thành tích
+ Giải Ba: Hội thi tài năng học sinh, sinh viên các cơ sở Đào tạo Văn hóa
Nghệ thuật toàn quốc 2020
+ Giải Nhất Hoà tấu: Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023”.
– Hoạt động âm nhạc
+ Chương trình Hoà nhạc đặc biệt “Rạng Đông” – Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam.
+ Chương trình Hoà nhạc “Cung Đàn Thương Nhớ” – Kỷ niệm 66 năm thành lập Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam.
+ Tuần Âm Nhạc Trung Quốc – Asean 2023 tại Nam Ninh Quảng Tây Trung Quốc và rất nhiều các chương trình trong và ngoài nước…
4. Trịnh Nhật Minh (Đàn Bầu)
– Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống Chuyên ngành: Đàn Bầu
– Thành tích:
Quán quân chương trình Giọng Hát Việt Nhí năm 2016. Giải Nhất cuộc thi Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020 chuyên ngành Đàn Bầu.
5. Lê Thanh Xuân (Sáo Trúc, Tiêu)
– Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam, Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống, Chuyên ngành: Sáo Trúc
– Thành tích:
+ Giải Ba liên hoan Thanh thiếu nhi hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc thành phố Hà Nội năm 2013.
+ Giải Nhất Sáo Trúc: Hội Thi tài năng học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc 2017
+ Giải Nhì Sáo Trúc: Cuộc thi Độc tấu và H a tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2020
+ Giải Nhất Hoà tấu: Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020”.
+ Giải Nhất Hoà tấu: Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023”.
6. Phạm Vân Anh (Đàn Nguyệt, Hát Văn)
– Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống, Chuyên ngành: Đàn Nguyệt
– Thành tích:
+ Huy Chương Vàng – Liên Hoan Nghệ Thuật Quần Chúng “Hội Tụ Sông Hồng” – Năm 2008.
+ Huy Chương Vàng – Liên hoan Festival Âm nhạc các Cung Nhà thiếu nhi Toàn Quốc lần thứ 5 – Năm 2011
+ Huy Chương Bạc – Liên Hoan Ca múa nhạc và Sân khấu Kịch Hát Dân tộc Học Sinh, Sinh Viên các Trường Văn Hóa Nghệ Thuật – Năm 2010
+ Giải Ba Độc tấu – Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020”.
+ Giải Nhất Hoà tấu – Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020”.
+ Giải Nhất Hoà tấu – Cuộc thi “Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023”.
7. Chu Thuỷ Anh (Đàn Tranh)
– Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân Đội Khoa: Nhạc Cụ Truyền Thống
– Chuyên ngành: Đàn Tranh
– Hiện đang làm việc tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, thường xuyên tham gia biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật phục vụ công tác ngoại giao, giao lưu quảng bá Văn hoá Việt Nam trong và ngoài nước
8. Nguyễn Minh Hiếu (Bộ Gõ)
– Đại học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân Đội Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội
– Nguyễn Minh Hiếu đã từng tham gia nhiều cuộc thi về độc tấu và h a tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc.
9. Nguyễn Quốc Bảo Khang (Hát Xẩm)
– Sinh ngày 22/07/2008 tại quận Lê Chân thành phố Hải Ph ng trong một gia đình yêu nghệ thuật. Từ nhỏ đã đam mê với các thể loại âm nhạc dân gian và được sự hướng dẫn của NSND Xuân Hoạch. Năm 10 tuổi đã cùng gia đình đi xuyên Việt hát Xẩm để làm từ thiện.
– Thành tích:
+ Giải Nhì tiếng hát đơn ca hát Xẩm quận Lê Chân – năm 2022.
Một số dự án tiêu biểu của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang bao gồm:
+ Hanoi Duo (Kết hợp cùng nghệ sĩ chơi guitar nhạc Jazz Nguyên Lê) – 2017
+ Nam Nhi (album nhạc do NHQ sáng tạo dựa trên chất liệu Quan họ Bắc Ninh cho ngũ tấu đàn dây phương Tây) – 2018
+ Nhìn Lại (album nhạc điện tử kết hợp với chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam do NHQ sáng tác nhạc cùng với phần thơ của nhà thơ, giáo sư Phan Lê Hà) – 2019
+ Tình Đàn (Album solo nhạc cụ dân tộc của NHQ kết hợp với 2 nghệ sĩ nhạc dân tộc đến từ Senegal và Iran) – 2021
+ Song Hành (album nhạc kết hợp các thể loại nhạc dân gian của Việt Nam với nhạc điện tử giữa NHQ và nhạc sĩ người Hà Lan Onno Krijn) – 2011
+ Album Rạng Đông (NHQ sáng tác và hoà âm trên chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam kết hợp cùng các nhạc cụ dân tộc và các nghệ sĩ quốc tế như Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp) – 2024
+ Album Overseas (Kết hợp thu âm và biểu diễn âm nhạc truyền thống cùng NS Nguyên Lê và các nghệ sĩ quốc tế khác) – 2019
+ Album Quang (Độc tấu Đàn Nhị) – 2007