
Buổi trò chuyện l Những tấm bưu thiếp Việt Nam: Nét đời thường ở Việt Nam
Thời gian: 2024-01-06
Hà Nội - 58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Hội chợ & Triển lãm14:30, thứ Bảy 06/01/2024
Viện Goethe Hà Nội
58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
“Ai ngồi xổm? Hết thảy mọi người. Các bà bán hàng, tài xế xe buýt và những người giao hàng bằng xe đạp trong lúc nghỉ ngơi, nhân viên ngân hàng và các nam doanh nhân trong giờ nghỉ trưa, những người bán vé số, lính tráng và nữ sinh.” (Jan Wagner)
Bạn có tò mò về cái cách một nhà văn, nhà thơ, người làm sáng tạo nước ngoài quan sát và viết về quê hương mình? So với một nhà văn Việt Nam, có gì khác trong cách họ nhìn và vẽ lại bằng câu chữ những dòng sông, những khu chợ địa phương, những chiếc xe máy hay gọi tên những món đồ ăn quen thuộc của mỗi vùng miền: phở, bia hơi…?
Phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Viện Goethe giới thiệu đến độc giả Việt Nam ấn phẩm Những Tấm Bưu Thiếp Việt Nam, trích đoạn trong tuyển tập Der glückliche Augenblick. Beiläufige Prosa của Jan Wagner, một tác giả đương đại nổi tiếng người Đức. Tất cả tư liệu, câu chuyện được ông sưu tầm trong những chuyến đi và giới thiệu thơ của mình tới độc giả địa phương tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2017.
Buổi trò chuyện Những tấm bưu thiếp Việt Nam: Nét đời thường ở Việt Nam, với sự tham gia của tác giả Jan Wagner, họa sĩ minh họa Robert Deutsch, Dịch giả Thái Kim Lan, người đã đóng vai trò như chiếc cầu nối hai nền văn hóa Việt Nam – Đức và Nhà văn Nguyễn Trương Quý, “Nhà văn của Hà Nội”, sẽ mang đến cho các bạn những soi chiếu thú vị và đa chiều.
Diễn giả
Jan Wagner
Jan Wagner© Nadine KunathJan Wagner sinh năm 1971 tại Hamburg, sống ở Berlin. Ông là nhà thơ, dịch giả thơ tiếng Anh. Ông học nghiên cứu Anh-Mỹ tại Đại học Hamburg và tại Trinity College Dublin. Ông là đồng biên tập của tạp chí văn học quốc tế DIE AUSSENSEITE DES ELEMENTES cho đến năm 2003. Cùng với Björn Kuhligk, ông đã xuất bản Der glückliche Augenblick. Beiläufige Prosa (Hanser Berlin 2021) và các tuyển tập Lyrik von Jetzt (2003) và Lyrik von Jetzt zwei (2008), cũng như cuốn sách Der Wald im Zimmer (2007). Ông đã nhận được Giải thưởng Hội chợ Sách Leipzig (2015), Giải thưởng Georg Büchner (2017) và Giải thưởng Prix Max Jacob (2020).
Robert Deutsch
Robert Deutsch, sinh năm 1981 tại Köthen, sống ở Leipzig. Robert làm họa sĩ minh họa và thiết kế đồ họa tự do từ năm 2012. Trước đó, Robert học thiết kế đồ họa và truyền thông ở Halle (Saale). Tiểu thuyết đầu tay của anh “Turing” được phát hành vào năm 2017. Các tác phẩm của anh đã được triển lãm ở Porto, Berlin, Leipzig, và Los Angeles và được xuất bản trên một số tạp chí. Năm 2014, anh đã được trao Giải thưởng Thiết kế GiebichenStein ở hạng mục Truyền thông Tốt nhất.
Thái Kim Lan
Thái Kim Lan nhận học bổng DAAD năm 1965 để đào tạo giáo viên tiếng Đức tại Đức. Sau khi hoàn thành xuất sắc việc học của mình vào năm 1967, bà ở lại Munich và tiếp tục lấy bằng Cử nhân triết học với Wolfgang Stegmüller tại Huế. Năm 1976, bà nhận bằng Tiến sĩ với luận án Vai trò giới hạn của cảm năng trong tác phẩm Phê bình lí tính thuần túy của Immanuel Kant. Kể từ đó, bà vẫn theo học tại Đại học Ludwig-Maximilian và giảng dạy triết học đối chiếu cho đến năm 2007.
Năm 1980, bà thành lập Trung tâm Gặp gỡ Đức-Á tại Munich, là hình mẫu cho việc thành lập Trung tâm giao lưu Việt Đức về ngôn ngữ, văn hóa và công nghệ (ZKST) tại Hà Nội vào năm 1990. ZKST đã tổ chức các khóa học tiếng Đức tại Hà Nội trước khi Viện Goethe bắt đầu hoạt động. Bà TS. Thái Kim Lan cung cấp cho ZKST tài trợ khởi nghiệp từ W.P. Quỹ Schmitz, là tổ chức đầu tiên của Đức mang các hoạt động từ thiện đến Việt Nam.
Bà TS. Thái Kim Lan cũng là một tác giả chuyên về triết học và tôn giáo, biên tập viên và nhà văn. Hàng loạt bản dịch của bà từ tiếng Đức bao gồm Người hảo tâm thành Tứ Xuyên của B. Brecht và Huệ tím và Những câu chuyện cổ tích khác của Hermann Hesse. Bà cũng đang chuẩn bị xuất bản bốn phần phim truyền hình của Georg Büchner.
Nguyễn Trương Quý
Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân kiến trúc và thạc sĩ Quản lý Truyền thông. Anh từng làm việc cho một số báo và Nhà xuất bản Trẻ, hiện là nhà văn và họa sĩ tự do. Trương Quý được đề cử giải “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội”.
Anh là tác giả của các tập sách: Tự nhiên người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon, (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe máy tiếu ngạo (2011), Còn ai hát về Hà Nội (2013), Dưới cột đèn rót một ấm trà (2013), Mỗi góc phố một người đang sống (2015), và đồng tác giả của “Lê la quà vặt” (2017), đồng tác giả Đặng Hồng Quân, Ăn quà xuyên Việt (2017) (đồng tác giả Đặng Hồng Quân), Một thời Hà Nội hát – Tim cũng không ngờ làm nên lời ca (2018).sinh năm 1977 tại Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân kiến trúc và thạc sĩ Quản lý Truyền thông. Anh từng làm việc cho một số báo và Nhà xuất bản Trẻ, hiện là nhà văn và họa sĩ tự do. Trương Quý được đề cử giải “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội”.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.