
Showcase “Bên bờ hỗn độn”
Thời gian: 2023-09-30
Hà Nội - Số 1 Ngõ 196 Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Hội chợ & Triển lãm29 – 30/09/2023
Eclips Studio
Số 1 Ngõ 196 Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Bạn đã sẵn sàng lắng nghe cảnh quan theo cách khác chưa?
Chúng tôi, mời bạn chậm lại và tập trung đơn giản bằng cách lắng nghe. “Bên bờ hỗn độn” là một cuộc dạo chơi được kể lại bằng âm thanh, đưa bạn vào một cuộc hành trình xuyên qua thời gian và cảnh quan.
Con người luôn sống trong một thế giới đầy những điều phỏng đoán, bí ẩn và không chắc chắn. “Bên bờ hỗn độn” tạo ra một không gian như một nền tảng của nghệ thuật và xem xét tiềm năng to lớn của nghệ thuật như một phương tiện phát triển xã hội, giao tiếp và kết nối với thế giới. Khán giả được mời trở thành ‘bạn đồng hành’ trong một cuộc hành trình nhập vai với sự hướng dẫn của các nghệ sĩ.
Các nghệ sĩ sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc đối với tâm trạng hay không gian thay vì đơn giản chỉ mô tả nó. Thay vì tìm cách sao chép những gì đôi tai nghe thấy thông qua thiết bị điện tử, họ muốn dùng âm thanh một cách linh hoạt hơn để diễn tả sinh động về bản thân mình. Tầm nhìn ấy giúp họ giải phóng âm thanh như một công cụ đầy cảm xúc; sức sống hiện lên trong cảm giác về âm thanh nhỏ nhất. Họ chọn cách lắng nghe theo chiều sâu vào nội tâm để khám phá hình thức “tự thể hiện”; thứ đem đến tiếng nói cá nhân mạnh mẽ trong thế giới mà họ luôn cho rằng nó đầy bấp bênh và biến đổi từng ngày.
Những tác phẩm tạo ra cảm giác khiến biên giới giữa sáng tác và ngẫu hứng trở nên mờ nhạt. Những cảm xúc thô sơ và cách thể hiện của chúng tạo thành một sợi dây kết nối, được kích hoạt bởi tính năng động của âm nhạc thể nghiệm và trực giác sáng tạo trên nhạc cụ truyền thống. Âm nhạc/âm thanh hoàn toàn tự do, phản ứng với bối cảnh xã hội mà nó được tạo ra, vượt qua ranh giới của sự ngẫu hứng và đặt câu hỏi nó dành cho ai và được tạo ra như thế nào.
Lĩnh vực quan tâm: Sáng tạo, Nghệ Thuật Âm thanh, Di sản, Nhạc Điện tử, Nghệ thuật truyền thống, Môi trường, Thử nghiệm, Sắp đặt, Liên ngành, Đa phương tiện, Biểu diễn, Nghiên cứu, Thực Hành.
Lịch trình showcase “Bên bờ hỗn độn”
Thứ Sáu 29/09/2023
SHOWCASE “BÊN BỜ HỖN ĐỘN”
09:00 – 19:00, WASP NEST IN A FOOF
Sholto Dobie
Category: Sound Installation
20:00 – 22:00, The Echoes of Memoryscape
Composition: Trung Bảo
Visual Production Partner: Fustic
Category: Audio Visual Installation
Thứ Bảy 30/09/2023
SHOWCASE “BÊN BỜ HỖN ĐỘN”
20:00 – 22:00, OUT OF A LANDSCAPE – INTO A MIND’SCAPE
Composition: Hoài Anh
Category: Composed for electroacoustic music
Backing track & Đàn Tranh: Hoài Anh
Nghệ sĩ chuyển động: Annie Thảo Phan
For these last two moons we endeavour to sing louder than our neighbours
Composition: Inge Thomson
Category: Composed for electroacoustic music
Trên Đường
Composition: Lương Minh
Category: Composed for electroacoustic music
Duration: 12 mins
Nghệ sĩ trình diễn
Trompet: Lương Minh
Đàn tranh: Hoài Anh
Sound Visual & Loop: Trung Bảo
Sáo & Khèn: Ly Mí Cường
NGUỒN
Composition: Ly Mí Cường
Category: Composed for electroacoustic music and performance
Duration: 15 mins
Nghệ sĩ trình diễn: Ly Mí Cường, Sùng Mí Say, Hoàng Văn Thành, Sùng Mí Nô, Vàng Thị Dế
Về các nghệ sĩ
Trần Hoài Anh
Hoài Anh đến với âm nhạc từ nhỏ trong một gia đình giàu truyền thống văn hoá nghệ thuật. Cô từng được đào tạo qua các trường lớp âm nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài nước: nhạc dân tộc, với các nhạc cụ tranh, bầu, t’rưng tại Trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Hà Nội; nhạc cổ điển với piano, harp tại Học viện âm nhạc quốc gia thành phố Bordeaux (Pháp), nhạc electro acoustic tại Nhạc viện George Bizet ở Paris (Pháp). Từng biểu diễn tại nhiều nước Châu u (Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ…), cô luôn khao khát đem đến giới thiệu cho khán giả quốc tế những nét tinh tuý, độc đáo trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Dưới sự dìu dắt tận tình của nhà nghiên cứu văn hoá, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng, GS-TS Trần Văn Khê, cô đã tốt nghiệp Thạc sĩ khoa nghiên cứu Dân tộc nhạc học trường Sorbonne, Paris, năm 2009, chuyên ngành Hát chèo; tiếp đó, về nước công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam với vai trò phóng viên âm nhạc từ 10 năm nay.
Inge Thomson
Inge Thomson lớn lên trên đảo Fair Isle được bao quanh bởi muối, biển, cá và chim. Cô đã dành phần lớn thời gian trong cuộc sống của mình để sáng tác âm nhạc và đặc biệt có tình cảm sâu sắc với đàn accordion. Cô yêu thích việc tạo ra âm thanh và thực sự phấn khích vào thời điểm cụ thể đó khi cô ấy nghe thấy một âm thanh mới phát ra từ những điều mày mò của mình và vì vậy bắt đầu quá trình áp dụng âm thanh đó vào âm nhạc hoặc tạo ra âm nhạc mới dựa trên âm thanh đó. Phần lớn công việc của Inge trong thập kỷ qua là hợp tác và mang lại những trải nghiệm mới qua việc hình thành các mối quan hệ phong phú giữa các thể loại âm nhạc.
Ly Mí Cường
Cường là một nghệ sĩ người Hmong trẻ đến từ vùng cao tại Tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Anh lớn lên trong môi trường văn hóa bản địa của cộng đồng Hmong, được theo học các nghệ nhân chơi các nhạc cụ như sáo, đàn môi, khèn… và thực hành âm nhạc dân gian hàng ngày tại vùng đất của mình. Anh thể hiện sự quan tâm đến phát triển nghệ thuật dân gian Hmong theo hướng đương đại qua việc tiếp xúc cũng như học hỏi từ các nghệ sĩ Việt Nam cũng như quốc tế thông qua các dự án phát triển văn hóa nghệ thuật. Hiện tại anh đang theo học chuyên ngành nhạc cụ truyền thông tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Nguyễn Bảo Trung (Trung Bảo)
Trung Bảo là Beatboxer và visual artist. Anh theo học ngành Thiết kế đồ hoạ, Đại học Pacific Northwest College of Art (Mỹ). Anh đã đạt Top 4 giải đấu Beatbox thế giới Grand Beatbox Battle 2017 và Quán quân giải đấu solo World Beatbox Camp 2017. Trung có sự quan tâm đặc biết đến chất liệu di sản văn hoá Việt Nam với các chất liệu từ đồ hoạ và âm nhạc dân gian. Anh đã tham gia chiều concert biểu diễn cùng nghệ sĩ Nguyên Lê, Ngô Hồng Quang… tại Việt Nam và quốc tế. Dự án gần đây là ‘Voice Gem – Đá Tiếng Nói’ là dự án của TRUNG BAO hợp tác cùng nghệ sĩ người Anh Reeps One (Harry Yeff ) sử dụng dữ liệu từ 100 tiếng nói ẩn danh chế tác thành những viên đá quý kỳ diệu. Những viên đá quý hình thành từ giọng nói, bằng cách thu thập và tập hợp dữ liệu của những giọng nói đặc biệt nhất từ khắp mọi nơi trên thế giới để dùng làm nguyên liệu sáng tạo. 3 viên đá đặc biệt #1018, #1019 và #1020 trong dự án đã được trưng bày tại triển lãm Proof of Art – một triển lãm về NFT có quy mô lớn đầu tiên trên thế giới tại bảo tàng OO Kunst – Áo và đồng thời trên bảo tàng số Cryptovoxels meta-verse. Đặc biệt, màu sắc và cấu trúc của viên đá số #1018 này được tạo ra trực tiếp (generate real-time) từ 100 tiếng nói không tên được gửi tới trên mạng. Đây là một trong những viên Đá Tiếng Nói đặc biệt vì nó lưu trữ thông tin ở giữa sự kết nối giữa người với người và tính chất ẩn danh phổ biến (annonymity) của mạng internet. Dự án đang tiếp tục được lựa chọn trong triển lãm MISA – NFT booth, và sẽ được trưng bày tại bảo tàng Koenig tại Berlin.
Sholto Dobie
Sholto sinh ra ở Edinburgh và sống ở Vilnius. Anh sử dụng các cấu trúc lỏng lẻo và một loạt các nguồn âm thanh bao gồm đàn organ tự chế. Các màn trình diễn của anh mang tính cá nhân và trực quan, tinh tế và gợi cảm. Anh đã thu âm và biểu diễn với các nghệ sĩ bao gồm: Rie Nakajima, Judith Hamann, Lia Mazzari, Shakeeb Abu Hamdan, Mark Harwood, Marja Ahti & Niko Mahti Ahti, Antonina Nowacka, Malvern Brume và Lucia Nimcova. Anh ấy đã phát hành nhạc solo và hợp tác với các hãng như Mappa, All Night Flight, Infant Tree, Takuroku. Penultimate Press và Thanet Tape Center và đã lưu diễn rộng rãi, trình diễn tại Cafe Oto (London), Fylkingen (Stockholm), De Player (Rotterdam), KM28 (Berlin), Kraak Festival (Antwerp), Organ Sound Art Festival (Copenhagen), Lễ hội Jauna Muzika (Vilnius), Lễ hội Counterflows (Glasgow) và Lễ hội quốc tế Glasgow (Glasgow).
Lương Ngọc Minh
Lương Minh bắt đầu học nhạc cổ điển tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với bộ môn Kèn Trumpet từ năm 2005. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp trường nhạc; giành được học bổng toàn phần du học tại Nga trong 5 năm, Minh tìm hiểu thêm về nhạc Jazz , Pop, Ballad…trong 5 năm du học. Anh hoàn thành chương trình cử nhân trong lĩnh vực nghiên cứu khoa Giáo dục sư phạm trường Đại học Tổng hợp Kursk, LB Nga. Lương Minh nằm trong số những nghệ sĩ tốt nghiệp khóa học nhạc Thể nghiệm đầu tiên tại trung tâm âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm và khóa học nhạc điện tử thể nghiệm do Đom Đóm kết hợp với trường Đại học về nhạc Malmo tại Thụy Điển. Anh đã đạt được một số giải thưởng trong những cuộc thi thành phố sinh sống tổ chức: Giải Nhất cuộc thi hoà tấu dàn kèn, Giải Nhì cuộc thi “Dàn nhạc thính phòng toàn quốc”, Giải Ba lễ hội văn hoá quốc gia, Giải Ba cuộc thi mùa xuân…
* Lưu ý:
– Mỗi đơn đăng ký có giá trị cho một người tham gia.
– Nội dung sự kiện sẽ được tư liệu hoá dưới dạng hình ảnh và ghi âm nhằm các mục đích như lưu trữ, nghiên cứu, quảng bá…. Khi tham gia, khán giả đồng ý cho Lên Ngàn sử dụng hình ảnh và ý kiến của mình làm tư liệu. Trong trường hợp không đồng ý, khán giả vui lòng báo trước với Lên Ngàn nha.
– Bạn có thể chụp ảnh và quay phim theo các điều kiện sau:
+ KHÔNG can thiệp vào việc thưởng thức của những khán giả khác.
+ KHÔNG sử dụng ánh sáng flash.
+ KHÔNG sử dụng chân máy và gậy tự sướng.
Sáng kiến văn hoá nghệ thuật Thanh Cảnh 2023 được khởi xướng và tổ chức bởi Lên Ngàn, đồng tổ chức cùng Counterflows (UK) dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Anh, trong khuôn khổ chương trình UK/Vietnam Season 2023; cùng sự hỗ trợ từ Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại – Học Viện Ngoại Giao, The Fly On Dust Media House, Xplusx Studio, OUR.hanoi; cùng sự đồng hành của các đối tác truyền thông: 84Noise, Cổ Động và Dunkare Magazine.
Sáng kiến văn hoá nghệ thuật Thanh Cảnh 2023, với mục tiêu mang đến cho các nghệ sĩ tiềm năng của Việt Nam cơ hội để học hỏi, sáng tạo và phát triển. Thanh Cảnh thúc đẩy việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mới, trở thành cảm hứng giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi về mối liên hệ giữa con người và môi trường sống. Từ cảnh quan sinh thái, môi trường xã hội đến di sản bản địa, Thanh Cảnh khơi gợi nhiều suy ngẫm về việc cảnh quan đóng vai trò như một tấm nền mà trên đó, những ý niệm và quan niệm gắn liền với thuật ngữ ‘hiện đại’, “truyền thống”, “đương đại” liên tục được biểu đạt. Thanh Cảnh mong muốn đem đến những góc nhìn mới về nghệ thuật, xây dựng nền tảng kết nối dài hạn, qua đó tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật độ phá và có tính chất liên ngành.
Thanh Cảnh 2023 sẽ có sự tham gia của 6 nghệ sĩ đến từ Việt Nam và Scotland (UK): Hoài Anh, Trung Bảo, Ly Mí Cường, Lương Minh, Sholto Dobie và Inge Thomson. Lý do để Thanh Cảnh lựa chọn họ là: Nghệ thuật và bản dạng của họ chứa đựng nhiều điểm nổi bật, có nhiều tiềm năng phát triển và khác biệt so với các đồng nghiệp cùng thế hệ. Họ có thể là những nghệ sĩ âm nhạc đương đại thể nghiệm, đa ngành, những người muốn vượt qua ranh giới giữa các thể loại. Dự án có 2 giai đoạn, diễn ra vào tháng 6 và tháng 9 năm 2023. Chuỗi sự kiện bao gồm các hoạt động: điền dã âm thanh, xưởng nghiên cứu theo chủ đề, chương trình phát triển khán giả, sự kiện mở xưởng chia sẻ ý tưởng phát triển tác phẩm và cuối cùng là chương trình giới thiệu tác phẩm hoàn thiện.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.