
Chuỗi bài giảng Close-Up Japan #10: Sự kết nối quan hệ giữa Mạc phủ Tokugawa và chính quyền Đàng trong
Thời gian: 2023-09-17
Hà Nội - 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hội chợ & Triển lãm10:00 – 12:30, Chủ nhật 17/09/2023
Thư viện Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài giảng「CLOSE-UP JAPAN」số 10 với tiêu đề:
Sự kết nối quan hệ giữa Mạc phủ Tokugawa và chính quyền Đàng trong
Một nghiên cứu từ thương mại tơ lụa của người Nhật Bản ở Hội An (Thế kỷ XVI-XVII)
Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Thị Vĩnh Linh
Trưởng khoa Kinh tế – Du lịch, Trường Đại học Quảng Nam
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vĩnh Linh đến từ Đại học Quảng Nam Việt Nam thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về sự ra đời của Nihonmachi Nhật ở Hội An cũng như sự kết nối quan hệ thương mại của những thương nhân Nhật Bản với Hội An vào thế kỷ XVI, XVII; từ đó cô sẽ phân tích dấu ấn và vai trò của “tơ lụa” – một sản vật đặc trưng của vùng đất Quảng Nam trong quá trình xác lập quan hệ thương mại giữa người Nhật và chính quyền chúa Nguyễn ở cảng thị Hội An. Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tiến sĩ Vĩnh Linh đã kết hợp vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của khoa học Lịch sử (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) với các phương pháp nghiên cứu khác (hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh).
* Ngôn ngữ: Tiếng Việt (không có phiên dịch)
Thông tin diễn giả:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vĩnh Linh tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Cô nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngành Lịch sử thế giới tại Đại học Sư phạm và Đại học Công Nghệ thuộc Đại học Huế.
Hiện cô là Giảng viên, Trưởng khoa khoa Kinh tế – Du lịch tại trường Đại học Quảng Nam.
Hướng nghiên cứu chính của cô bao gồm Lịch sử trong nước và thế giới, hoạt động thương mại trong lịch sử, giao thoa văn hóa, giáo dục, đặc biệt có niềm quan tâm lớn đối với Hội An.
Là tác giả của nhiều bài báo trong nước và quốc tế. Một số báo cáo tiêu biểu của cô tại các Hội nghị quốc gia/quốc tế như: “Quảng Nam trong chính sách thương mại hướng biển thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII) – Bài học từ lịch sử” (“Quảng Nam – 550 năm hình thành và phát triển”, 2022); Japanese – Vietnamese Culture Exchange – A Study on “Nihon machi” (Japan Town) in Hoi An (16th-17th centuries)” (ICCE, 2022); “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và tư tưởng “khai dân trí của Phan Châu Trinh (1872-1926)- Những điểm tương đồng” (“Tư tưởng canh tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh”, UBND tỉnh Quảng Nam, 2022); “Vai trò của cảng thị Hội An trong thương mại biển giữa Quảng Nam với phương Tây” (Thông tin Nghiên cứu bảo tồn di sản” (Chuyên đề: Hội An trong lịch sử 550 năm danh xưng Quảng Nam), Tập 02 (54), 2021);..v.v.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.